“8 nhánh Yoga” hay “Ashtanga Yoga” là đại diện cho các nhánh khác nhau trong triết lý Kinh Yoga của Patanjali. Thực hành hàng ngày là cần thiết để làm cho cơ thể khỏe mạnh, và giúp tâm trí ổn định, tăng khả năng kiểm soát hơn.
Đây là một hệ thống Yoga được cho là bắt nguồn từ một bản thảo cổ có tên là Yoga Korunta. Nội dung của Yoga Korunta được truyền cho Sri T. Krishnamacharya vào khoảng những năm 1900. Người này sau đó đã dạy nó cho học trò của mình là Sri K. Pattabhi Jois. Và Jois đã sử dụng chúng này làm nền tảng cho Ashtanga Yoga được bắt đầu giảng dạy vào năm 1948.
Yama đề cập đến những lời thề, kỷ luật và hành động. Chúng chủ yếu liên quan đến thế giới xung quanh chúng ta và sự tương tác của chúng ta với thế giới đó. Tập Yoga sẽ thật vô nghĩa nếu ta có thể tăng cường sức mạnh thể chất, tính linh hoạt và giúp xoa dịu tâm trí, nhưng lại vẫn cứng nhắc, yếu đuối và căng thẳng trước cuộc sống hàng ngày.
Có năm luật đạo đức trong Yama để xây dựng nên một quy tắc ứng xử khi tương tác với thế giới xung quanh chúng ta:
Tập luyện Yoga để chuyển hóa năng lượng và mang lại lợi ích cho mọi khía cạnh của cuộc sống. Không chỉ dừng lại trên tấm thảm, nếu chúng ta có thể học cách trở nên tử tế, trung thực và sử dụng năng lượng của mình một cách xứng đáng thì chúng ta sẽ không chỉ thu được lợi ích trong việc luyện tập của mình mà còn mang lại lợi ích cho mọi thứ và mọi người xung quanh chúng ta.
=> Xem thêm: Các loại Yoga cơ bản cho người mới bắt đầu
Niyama, thường đề cập đến những nghĩa vụ đối với bản thân chúng ta, nhưng cũng có thể được xem xét qua hành động của chúng ta đối với thế giới bên ngoài. Tiền tố “ni” là một động từ tiếng Phạn có nghĩa là “hướng vào trong” hoặc “bên trong” .
Có năm Niyama:
Asana đề cập đến khía cạnh thể chất, bao gồm các tư thế được thực hành trong Yoga. Theo quan điểm của Yoga, cơ thể là ngôi đền của tinh thần. Việc chăm sóc nó là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển tâm linh của chúng ta.
Asana hiện nay thường là điểm khởi đầu cho mọi người bước vào Yoga. Thông qua việc thực hành các asana, chúng ta có thể phát triển thói quen kỷ luật và khả năng tập trung, cả hai đều cần thiết cho thiền định.
Thông thường, người tập sẽ bắt đầu thực hành 8 nhánh Yoga với năm lần lặp lại của chuỗi Chào mặt trời A và Chào mặt trời B. Tiếp theo là một loạt các tư thế đứng, lặp lại 5 lần, rồi đến một loạt các tư thế ngồi. Sau khi đã thành thạo ba chuỗi tư thế này, người hướng dẫn sẽ dẫn bạn qua loạt bài tập nâng cao.
Nghĩa đen của Pranayama là “mở rộng sinh lực”. Do đó, các thiền sinh tin rằng nó không chỉ làm trẻ hóa cơ thể mà còn thực sự kéo dài tuổi thọ. Người tạp có thể thực hành Pranayama như một kỹ thuật riêng biệt hoặc tích hợp nó vào thói quen Yoga hàng ngày của mình.
Các kỹ thuật được thiết kế để làm chủ quá trình hô hấp đồng thời nhận biết mối liên hệ giữa hơi thở, tâm trí và cảm xúc. Mỗi cách thở sẽ thay đổi trạng thái đang hiện diện của chúng ta. Và nó tùy thuộc vào việc chúng ta coi đây là “kiểm soát” hay “giải phóng” bản thân khỏi thói quen mà tâm trí chúng ta thường làm.
Bốn nhánh đầu tiên trong 8 nhánh Yoga sẽ tập trung vào việc tinh chỉnh tính cách của chúng ta, làm chủ cơ thể và phát triển nhận thức đầy năng lượng về bản thân. Tất cả những điều này chuẩn bị cho chúng ta bước vào nửa sau của hành trình này. Chúng ta sẽ được phát triển các vấn đề liên quan đến các giác quan, tâm trí, và đạt được trạng thái ý thức cao hơn.
THAM KHẢO NGAY THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ LỚP NHÓM YOGA TẠI ĐÂY!
Pratya có nghĩa là “rút” trong “rút vào” hoặc “rút lại”. Phần thứ 2 “ahara” đề cập đến bất cứ điều gì chúng ta “tự mình tiếp nhận”, chẳng hạn như các hình ảnh, âm thanh và mùi vị khác nhau thông qua các giác quan.
Ở nhánh Yoga này, chúng ta nỗ lực có ý thức để thu hút nhận thức của mình ra khỏi thế giới bên ngoài. Nhận thức sâu sắc nhưng vẫn nuôi dưỡng sự tách rời khỏi các giác quan để hướng sự chú ý vào bên trong.
Việc thực hành Pratyahara mang đến cho chúng ta cơ hội lùi lại và nhìn nhận sâu sắc bản thân. Sự rút lui này cho phép chúng ta quan sát một cách khách quan những ham muốn cá nhân – những thói quen có thể đang gây bất lợi cho sức khỏe và cản trở sự phát triển bên trong của chúng ta.
Dharana và Pratyahara là những phần thiết yếu của cùng một khía cạnh. Việc thực hành Pratyahara sẽ tạo ra bối cảnh cho Dharana. Tức là, để tập trung vào điều gì đó, các giác quan phải rút lui để mọi sự chú ý dồn vào điểm tập trung đó. Và để thu hút các giác quan vào đó, chúng ta phải tập trung một cách chăm chú.
Trong quá trình thực hành sự tập trung trước khi thiền định, chúng ta sẽ học cách làm chậm quá trình suy nghĩ bằng cách tập trung vào một đối tượng tinh thần duy nhất. Thực tế, chúng ta đã bắt đầu phát triển khả năng tập trung của mình qua ba giai đoạn trước đó là tư thế, kiểm soát hơi thở và thu hồi các giác quan.
Sự tập trung Dharana và thiền định Dhyana có thể giống nhau. Nhưng thực tế, chúng vẫn tồn tại một ranh giới phân biệt rõ ràng giữa hai giai đoạn này. Trong khi Dharana thực hành sự chú ý vào một điểm, thì Dhyana lại hướng tới điểm cuối cùng là một trạng thái nhận thức sâu sắc mà không cần tập trung.
Tuy nhiên, để bước vào trạng thái thiền định sâu sắc nhất, nó vẫn đòi hỏi ở người tập một sự tập trung nhất định. Tâm trí tĩnh lặng trong trạng thái tĩnh lặng, nó sẽ tạo ra ít hoặc không có ý nghĩ nào cả. Và sức mạnh và sức chịu đựng cần thiết để đạt được trạng thái tĩnh lặng này là khá ấn tượng.
Thiền định có thể được coi là một trong 8 nhanh Yoga quen thuộc và thường được nhắc tới nhất bên cạnh Asana. Đơn giản vì nó là một trạng thái tồn tại ở mặt thể chất bên ngoài mà con người có thể thấy được. Nhưng ẩn sâu bên trong, thì thiện định không hề kém cạnh các chi khác về yếu tố rèn luyện và phát triển nội tâm.
Đây có thể được coi là chi Yoga khó đạt được nhất và đây không phải là một trạng thái vĩnh viễn. Ở giai đoạn này, người thiền định phải hòa nhập với điểm tập trung của mình và hoàn toàn vượt qua bản ngã. Từ đó nhận ra mối liên hệ sâu sắc với Thần thánh và với mọi sinh vật. Với nhận thức này, chúng ta sẽ có được sự bình an vượt qua mọi hiểu biết, trải nghiệm hạnh phúc và hòa mình làm một với Vũ trụ.
Đề cập đến 8 nhánh Yoga, mỗi nhánh sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách sống một cuộc sống có ý nghĩa và có mục đích hơn. Hiểu rõ về mục đích và cách thức thực hiện mỗi nhánh sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cao nhận thức, cảm xúc và hành động của mình.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về 8 nhánh Yoga cũng như lợi ích chúng mang lại cho sức khỏe và tinh thần người tập. Nếu bạn muốn tận hưởng những lợi ích của bộ môn Yoga thì hãy nắm lấy cơ hội trải nghiệm tập Yoga miễn phí TẠI ĐÂY hoặc liên hệ số HOTLINE của Kickfit Sports để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nhiều người lựa chọn tập luyện Pilates để nâng cao sức khỏe, xây dựng vóc dáng, cải thiện tư thế và giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, tác dụng cải thiện chiều cao của Pilates cũng rất được quan tâm. Vậy liệu tập Pilates giúp tăng chiều cao thật không? […]
Tabata – Một hình thức tập luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) đang được rất nhiều người lựa chọn để tập luyện tại nhà. Chỉ mất 20 – 30 phút cho một buổi tập, thực hành đều đặn 4 – 6 buổi/tuần đã thấy những chuyển biến tích cực về hình thể và sức […]
Pilates là một hình thức thể dục đang nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Tập Pilates điều độ và đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vóc dáng và tinh thần. Cụ thể, Pilates có tác dụng gì mà lại được nhiều chị em yêu thích […]
Đôi chân vòng kiềng làm vóc dáng mất đi sự cân đối, khiến nhiều chị em tự ti. Thật may, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tập luyện các bài tập Pilates cho chân vòng kiềng. Trong bài viết này, Kickfit Sports sẽ giới thiệu đến bạn về các bài tập […]
Đăng Ký Tập Thử Miễn Phí