14 ngày miễn phí

Võ thuật cổ truyền là gì mà khiến võ sĩ thế giới cũng phải khiếp sợ

22/03/2023 - Tác giả: admin

Võ thuật cổ Truyền là một môn phái do người Việt Nam sáng tạo nên. Nhắc đến văn hóa Việt Nam là không thể không nhắc đến võ cổ truyền. Trải qua thăng trầm của lịch sử Việt Nam đã xây dựng nền võ cổ truyền toàn diện. Những năm trở lại đây, Việt Nam tiếp tục duy trì và quảng bá bộ môn ra toàn thế giới. Vậy nên, nếu bạn đang có nhu cầu muốn tham gia học võ cổ truyền Việt Nam. Bạn cần hiểu võ thuật cổ truyền là gì và lý do vì sao thế giới lại khiếp sợ các chiêu thức này.

Vo-thuat-co-truyen-Viet-Nam-khong-thua-kem-vo-thuat-quoc-te

Võ thuật cổ truyền Việt Nam không thua kém võ thuật quốc tế

Làm rõ khái niệm võ thuật cổ truyền là gì?

Võ cổ truyền Việt Nam là chỉ những môn phái võ thuật đã ra đời từ thời phong kiến. Người Việt vẫn duy trì và phát triển qua nhiều thế hệ. Các võ sư đã sáng tạo nên những bài quyền, bài binh khí, đòn đánh, kỹ thuật chiến đấu, …. Người Việt sử dụng kỹ pháp võ thuật để bảo vệ đất nước xuyên suốt triền trình lịch sử.

Theo nguyên tổng thư Ký Liên đoàn Quyền thuật miền trung: “Võ Ta đã gắn bó với dân tộc từ hang ngàn năm qua. Nó có một vẻ đẹp mà không có môn phái nào trên thế giới có được. Không chỉ để phòng thân, chống lại kẻ thù mà nó còn là một biểu tượng. Một nhân sinh quan, tư tưởng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. “

Sau này “từ võ ta” được thay thế bằng “võ thuật cổ truyền Việt Nam”. Võ sư Võ Kiểu cho rằng sự thay thế đó đã đánh mất hệ tư tưởng Việt Nam. Võ cổ truyền Việt Nam hiện nay do Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam quản lý.

Quá trình phát triển của võ thuật cổ truyền là gì?

Khi Pháp bắt đầu quá trình cai trị tại Đại Nam đã cấm lưu hành tất cả các môn phái võ cổ truyền. Lý do là người đứng đầu các phong trào chống Pháp là người giỏi võ Việt Nam. Phải đến năm 1925 võ cổ truyền mới được khôi phục và phổ biến như các môn võ ngoại quốc. Trong giai đoạn này đã sản sinh nhiều võ sư huyền thoại.

Trước 1945, “Tứ Đại Võ Sư” Bái Mùi Cát Quế đã huấn luyện rất nhiều người trẻ yêu nước. Họ sẵn sàng phục sự cho dân tộc, bảo vệ đất nước và quảng bá võ cổ truyền đến năm châu. Khi Pháp rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiếp tục phát triển võ Việt Nam. Được quản lý của Tổng cuộc Quyền Thuật Việt Nam (VABA) và Tổng Hội Võ Học Việt Nam.

Giai đoạn 1960-1963, Ngô ĐÌnh Diệm ra lệnh cấm võ thuật Việt Nam phát triển. Do lực lượng đảo chính Ngô Đình Diệm có võ sư Phạm Lợi chỉ huy. Năm 1964, võ thuật Việt Nam được hoạt động và bắt đầu lớn mạnh, sánh ngang võ thuật trong khu vực. Võ sư nổi bật nhất thời điểm bây giờ là Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh.

Sau thống nhất đất nước 1975 võ Việt Nam tiếp tục tạm ngừng hoạt động do trật tự an ninh còn bất ổn. 1979, quân đội Trung Quốc và Khmer đỏ tấn công Việt Nam, nhà nước đã cho khôi phục võ Việt Nam. Tập trung rèn luyện và tập luyện thanh niên sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. 1991 thành lập Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.

Mac-du-nhieu-lan-bi-ngan-cam-nhung-vo-co-truyen-Viet-Nam-van-phat-trien

Mặc dù nhiều lần bị ngăn cấm nhưng võ cổ truyền Việt Nam vẫn phát triển

Đặc điểm và ý nghĩa của võ thuật cổ truyền là gì?

Đặc điểm võ thuật cổ truyền là gì?

Cũng giống các bộ môn võ thuật khác võ cổ truyền cũng có những đặc điểm riêng biệt. Những đặc điểm này khó có thể nhầm lẫn với võ thuật ngoại quốc.

  • Thời cổ đại, võ cổ truyền Việt Nam dùng để chinh phục động vật hoang dã.
  • Bảo vệ nhà cửa, xóm làng khi động vật hoang dã quấy phá.
  • Võ cổ truyền Việt Nam là võ trận, sử dụng nhiều trong các trấu đấu, bày binh bố trận chống kẻ thù.
  • Tính ứng dụng, linh hoạt trong võ cổ truyền rất cao.
  • Các bài quyền trong võ cổ truyền đều được giới thiệu bằng thơ.

Ý nghĩa của võ thuật cổ truyền là gì?

Võ thuật cổ truyền chính là một minh chứng đại diện cho lịch sử Việt Nam qua hàng nghìn năm. Cụm từ “cổ truyền” không phải ngẫu nhiên đặt ra và không sai khi sử dụng cụm từ này. Môn võ còn là sự gắn kết giữa hiện đại và quá khứ, khẳng định sự tồn tại, không bao giờ biến mất.

  • Đại diện cho sự mạnh mẽ, ý chí cống hiến cho đất nước.
  • Hướng người học linh hội chân – thiện – mỹ và giúp bản thân ổn định trí lực, tinh thần.
  • Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cội nguồn, công lao của ông cha để lại.
  • Minh chứng lưu giữ tinh hoa của thế hệ cha ông để lại.
  • Thể hiện tinh thần thượng võ từ thuở sơ khai lập địa.

Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam

Phó Chủ tịch Nguyễn Khánh thay mặt Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định thành lập Liên đoàn võ thuật Việt Nam. Chính thức ngày 19 tháng 8 năm 1991 thành lập Liên đoàn võ võ thuật Việt Nam. Liên đoàn có vai trò tìm kiếm các võ sư, chuyên gia để đưa môn võ vào luyện tập và thi đấu. Tổ chức các cuộc thi, lễ hội về võ thuật cổ truyền để quảng bá võ cổ truyền.

Nguyện vọng của liên đoàn là xây dựng võ thuật Việt Nam trở thành quốc võ. Hướng tới việc võ cổ truyền sẽ được tranh tài tại những giải đấu đẳng cấp quốc tế. Phát triển và mở rộng nền võ cổ truyền cha ông đã để lại.

Theo định hướng hoạt động và mục tiêu đến năm 2030 của Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam. Phấn đấu đưa võ cổ truyền vào trường học, phát triển môn võ này trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đồng thời thành lập các liên đoàn võ cổ truyền tại các quốc gia và châu lục.  

Chu-tich-lien-doan-PGS-TS-Hoang-Vinh-Giang

Chủ tịch liên đoàn PGS. TS Hoàng Vĩnh Giang

Các môn phái trong võ thuật cổ truyền

Miền Bắc

Việt Võ đạo: Hay có tên gọi khác là vovinam, võ sư Nguyễn Lộc là người sáng lập ra vào năm 1938. Bộ môn có sự pha trộn giữa võ thuật gia truyền, võ thuật Việt Nam và judo, karate. Dựa trên kỹ thuật phản đòn từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp.

Thiên Môn Đạo: Môn phái được sáng lập bởi dòng họ Nguyễn Khắc ở Ứng Hòa, Hà Nội. Môn phái nào được hình thành từ Đinh đến cuối thế kỷ 18 mới được công khai. Nền tảng võ học cũng khác biệt với võ Tây Sơn Bình Định. Cho đến hiện tại Thiên Môn Đạo đã trai qua 5 thế hệ.

Vật Liễu Đôi: Hình thức đấu vật lâu đời và phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Thông thường hội đấu vật được tổ chức vào mùa xuân. Hằng năm tại làng Liễu Đôi, Thanh Liêm, Hà Nội sẽ tổ chức hội vật Liễu Đôi. Mới đấy lễ hội vật Liễu Đôi được công nhận di sản văn hóa dân tộc.

Nhất Nam: Nguồn gốc từ Thanh Hóa, Nghệ An có lịch sử lâu đời trong các võ phái cổ truyền. Nhất Nam tập trung luyện công và môn công để khắc chế võ Tàu. Tập kỹ thuật né đòn thuần thục  rồi tấn công vào đúng điểm hở. Ngoài quyền cước, các võ sinh còn phải sử dụng thành thạo 17 loại vũ khí.

Nam Hồng Sơn: Môn phái do võ sư Nguyễn Văn Tố sáng lập dựa trên chương trình huấn luyện của triều Nguyễn. Võ sĩ có mượn một số chiêu thức từ võ thuật Trung Hoa. Trong 3 năm đầu, môn sinh tập võ Trung Hoa gồm tấn pháp, đòn thế và bài quyền “Long hổ quyền, Tứ lộ đoản quyền,….” Năm tiếp theo học võ thuật cổ truyền Việt Nam kết hợp tập khí công và nội công.

Hoa Quyền: Võ sư Hoàng Văn Thọ là người sáng lập trên nền võ học của ông và kỹ thuật từ thầy người Hoa truyền dạy. Môn phái cơ bản rèn luyện thập hình (thủ, nhãn, thân, yêu, túc, ….) trong 3 năm. Sau đó, học 18 bài Hoa Quyền cùng binh khí như kiếm, côn, đao, song phủ, thiết phiến, …. Bài “Phong Hoa Đao” được công nhận là bài quy định Quốc gia của liên đoàn.

Vovinam-Viet-Vo-Dao-duoc-phat-trien-hon-70-quoc-gia-tren-the-gioi

Vovinam – Việt Võ Đạo được phát triển hơn 70 quốc gia trên thế giới

Miền Trung

Võ trận Bình Định: Là môn phái xuất xứ từ Bình Định và được truyền bá khắp Việt Nam và thế giới. Có sự đa dạng, khác biệt về kỹ thuật giữa các hệ phái mang tên Bình Định hoặc Tây Sơn ở toàn quốc. Các bài cơ bản của võ Bình Định như “Siêu Bát Quái, Roi Tấn Nhất, Roi Ngũ Môn, ….” Binh khí được dùng trong võ cổ truyền Bình Định gồm binh khí dài và ngắn.

Bình Định Gia: Người sáng lập môn phái là võ tướng triều Thanh Trần Đại Chí. Ông đã nghiên cứu học hỏi môn võ Tây Sơn kết hợp võ thuật Trung Hoa. Tích hợp sở trường của hai dòng võ và hoàn thiện các bí quyết luyện tập chiến đấu. Bình Định gia chỉ truyền cho con trai trong nhà và không thu nhận đệ tử. Chưởng môn phái là Trần Hưng Quang (chưởng môn đời thứ tư).

Tây Sơn Nhạn: Do Tổ Sư Bì Văn Hóa (1894 – 1958) du nhập vào Việt Nam. Môn phái có nguồn gốc, lịch sử phát triển rõ ràng. Chưởng môn kế nhiệm phải là người được Hội Đồng Võ Sư Môn Phái bầu chọn. Chưởng môn hiện tai là võ sư Tô ĐÌnh Thanh (Xuyên Sơn Nhạn) đời thứ ba. Môn phái là thương hiệu độc quyền được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ.

Thanh Long võ đạo: Thuộc dòng võ Tây Sơn – Bình Định, do võ sư Lê Kim Hòa sáng lập năm 1970. Đặc trưng võ thuật là hòa hợp giữa nhu và cương, sử dụng 70% nhu và 30% cương. Công phu của môn phái có độ khó cao và đòi hỏi võ sinh chăm chỉ tập luyện. Bạn sẽ tránh được những loại bệnh cơ bản nhờ vào tập luyện võ thuật.

Vo-co-truyen-Binh-Dinh-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cap-Quoc-gia

Võ cổ truyền Bình Định được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Miền Nam

Phật Gia Quyền: Tên gọi khác là La Hán Phật gia quyền có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm. Bộ môn được truyền bá vào Việt Nam trước năm 1954. Phật gia quyền sử dụng kỹ thuật thủ hình bao gồm quyền, chưởng, trửu, chỉ, cầu thủ, và trảo. Trong quyền cước sử dụng đòn đá chân, thổi chân giống Bắc Thiếu Lâm. Kỹ pháp đặc trưng nhất là kỹ pháp đòn tay giống Hồng gia quyền.

Trúc Lâm Thái Hư: Trần Nhân Tông xuất gia tại Yên tử, Quảng Ninh đã khai sáng trào lưu thiền học. Đồng thời đánh dấu khai sinh môn phái võ học Trúc Lâm Thái Hư. Người đưa môn võ ra ngoài là võ sư Đỗ Nguyên Dụ võ quan dưới triều Nguyễn. Môn phái có 5 bài quyền nhập môn là “Trúc lân quyền, Dịch cân quyền, La Hán quyền, Liên Hoa quyền và Lục hợp quyền”.

Lời kết

Việt Nam đã và đang hàng ngày quảng bá, giảng dạy võ cổ truyền trên khắc thế giới. Hy vọng sau khi tham khảo bạn sẽ hiểu được võ thuật cổ truyền là gì, nguồn gốc ra đời của các môn phái. Võ cổ truyền cũng không hề thua kém những môn võ như boxing, muay Thái, nhu thuật hay karate.

Thông điệp của võ cổ truyền muốn truyền tải là luyện tập để nâng cao sức khỏe. Cũng đã có nhiều người thắc mắc võ cổ truyền có mạnh không. Câu trả lời là có vì các chiêu thức của võ cổ truyền ra đời để đánh bại giặc ngoại xâm nên tập trung vào tử huyệt của đối thủ.  Đó là lý do vì sao võ sĩ các môn võ thuật thế giới lại dè chừng võ cổ truyền Việt Nam.

NHẬN ƯU ĐÃI TẬP THỬ MIỄN PHÍ 7 NGÀY TẠI Kickfit Sports

Tag:

Bài viết tương tự

Võ dân quân tự vệ là gì? 7 Động tác tiến công phòng thủ cơ bản
Võ dân quân tự vệ là gì? 7 Động tác tiến công phòng thủ cơ bản

Võ dân quân tự vệ không chỉ là kỹ thuật tự vệ mà còn là phương pháp rèn luyện thể lực và kỹ năng chiến đấu giúp bạn sẵn sàng đối mặt với các tình huống nguy hiểm. Hãy cùng Kickfit Sports tìm hiểu chi tiết về võ dân quân tự vệ và 7 động […]

05/11/2024 118 Lượt
Võ Vovinam tự vệ
Võ Vovinam tự vệ là gì? Kỹ thuật chủ đạo của Vovinam tự vệ

Võ Vovinam tự vệ là một môn võ truyền thống của Việt Nam đang được nhiều người lựa chọn để tập luyện, nâng cao kỹ năng tự vệ. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới môn võ thuật này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Kickfit Sports nhé! Võ Vovinam tự vệ […]

04/09/2024 373 Lượt
Miêu quyền - Sự mai một của môn võ thuật cổ truyền
Miêu quyền – Sự mai một của môn võ thuật cổ truyền

Nhiều tôn giáo có quan niệm rằng loài mèo tượng trưng cho những linh hồn cao quý, người bạn đồng hành hay có thể là người dẫn dắt loài người. Sự linh hoạt, dũng mãnh và nhanh nhẹn giúp cho chúng bảo vệ bản thân an toàn trước cả những loài động vật khác. Mèo […]

20/03/2024 573 Lượt
Xà quyền - Môn võ cổ truyền lâu đời thuộc hệ thống Ngũ hình quyền
Xà quyền – Sức mạnh môn võ của loài động vật không chi

Rắn được biết đến là một loài động vật máu lạnh thuộc loài bò sát. Trong văn hóa, loài rắn thường được liệt vào tốp linh vật có nhiều quyền năng nhất, điều mà các loài động vật khác không có. Do đó, hình tượng loài rắn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực như văn […]

20/03/2024 855 Lượt

Đăng Ký Tập Thử Miễn Phí


Đăng ký gói tập
Kickfit Sports cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    Bài viết xem nhiều nhất
    zalo
    ĐĂNG KÝ NGAY 0936423964