Trẻ 2 tuổi là đang trong giai đoạn vàng phát triển về thể chất và trí tuệ. Do đó mà khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé thời kỳ này ba mẹ cần đặc biệt chú trọng. Bé ăn ngon, nạp đầy đủ dinh dưỡng sẽ khỏe mạnh, cân nặng vừa đủ, chiều cao phát triển để vui chơi và phát triển tốt nhất. Nếu ba mẹ đang có con trong độ tuổi này và chưa biết xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi như thế nào, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nắm rõ chiều cao cân nặng chuẩn của bé 2 tuổi sẽ giúp ba mẹ biết liệu con mình có đang phát triển bình thường, khỏe mạnh, đúng theo độ tuổi hay không. Nếu chỉ số của con bình thường thì đó là tin vui cho gia đình. Còn nếu không bình thường, chẳng hạn như trẻ thấp còi, thừa cân, ba mẹ cũng biết để có biện pháp điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho con phát triển tốt nhất.
Dưới đây là thông tin chiều cao cân nặng chuẩn của bé 2 tuổi:
Tuổi | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | ||||
Giới hạn dưới | Trung bình | Giới hạn trên | Giới hạn dưới | Trung bình | Giới hạn trên | |
2 | 9 | 11,5 | 14,8 | 80 | 86,4 | 92,9 |
2,5 | 10 | 12,7 | 14,8 | 83,6 | 90,7 | 97,7 |
Trẻ 2 tuổi là thời kỳ đang trong giai đoạn phát triển vượt trội về cả mặt trí tuệ và thể chất. Vì vậy, việc nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ giai đoạn là vô cùng quan trọng để có kế hoạch dinh dưỡng phù hợp, tạo điều kiện cho bé phát triển tốt nhất.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng cao. Do đó, ba mẹ cần đặc biệt chú ý nhiều hơn đến sự cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 2-18 tuổi chi tiết nhất
Để đảm bảo cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển khỏe mạnh, ba mẹ nên chế biến các món ăn có đủ 4 nhóm thực phẩm dựa theo tháp dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi. Đó là:
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bé để vui chơi cả ngày và phát triển toàn toàn diện. Do đó mà nhóm thực phẩm này không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Thực phẩm thuộc nhóm tinh bột gồm có gạo, bún, mì, phở, bánh mì,…Với trẻ 2 tuổi, nguồn tinh bột phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của trẻ đó là cháo và bột.
Số lượng tinh bột trẻ cần ăn một ngày phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và mức độ hoạt động hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 2 tuổi ít vận động cần nạp khoảng 1000 calo/ngày, còn với trẻ vận động vừa phải cần nạp khoảng 1200 – 1400 calo/ngày. Dựa vào đó, ba mẹ sẽ cân đối và điều chỉnh lượng tinh bột trong bữa ăn phù hợp với bé nhà mình.
Ngoài cháo và bột, ba mẹ có thể bổ sung tinh bột cho con qua ngũ cốc. Các loại ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất và trí não. Đặc biệt, ngũ cốc là loại thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa, rất thích hợp cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Chất đạm hay protein cũng là nhóm thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ 2 tuổi. Trẻ được nạp đủ đạm sẽ có sức đề kháng khỏe, ít ốm vặt, phát triển thể chất và não bộ toàn diện.
Mặc dù chất đạm cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhưng ba mẹ chỉ nên cho con ăn ở mức độ vừa phải, không nên cho bé ăn quá ít hoặc quá nhiều. Bởi nếu ăn không đủ đạm khiến trẻ có nguy cơ còi xương, chậm lớn, kém thông minh. Ngược lại nếu cho con ăn thừa đạm sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận của trẻ. Vậy nên, mỗi ngày ba mẹ chỉ nên cho trẻ ăn khoảng 34 – 44g chất đạm từ thịt, cá là đủ.
Ba mẹ cũng cần lưu ý không nạp đạm từ một nhóm thực phẩm cố định cho trẻ. Thay vào đó nên kết hợp xen kẽ đạm động vật (cá, thịt, trứng,…) và đạm thực vật (lạc, đỗ, đậu,…) để tạo sự cân bằng, giúp trẻ hấp thu đạm tốt hơn.
Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng là nguồn bổ sung đạm và dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt, nhóm thực phẩm này rất giàu canxi, giúp trẻ phát triển chiều cao và não bộ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày trẻ 2 tuổi cần được bổ sung:
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày của trẻ, đồng thời giúp cơ thể trẻ hấp thụ vitamin và sử dụng các tốt các vitamin tan trong mỡ. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên bổ sung lượng chất béo vừa đủ cho trẻ hàng ngày, không nên cho ăn quá nhiều làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Mỗi ngày chỉ nên cho trẻ dùng 20 – 49g chất béo.
Ngoài ra, ba mẹ hãy ưu tiên bổ sung chất béo tốt, có nguồn gốc từ thực vật cho trẻ như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu gấc,…
Trẻ 2 tuổi cần được bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, các loại vitamin như vitamin A, C, D,…còn đóng vai trò quan trọng giúp phát triển xương, răng cho trẻ.
Nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất lý tưởng cho trẻ 2 tuổi chính là các loại rau củ quả. Vì vậy, ba mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh, củ quả và trái cây tươi để đảm bảo nhu cầu về vitamin cho bé.
Các chuyên giá dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ 2 tuổi cần bổ sung:
Xem thêm: Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng: 4 nhóm thực phẩm chính và những lưu ý cho cha mẹ
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi, ba mẹ cần chú ý các nguyên tắc sau:
Trẻ từ 2 tuổi trở lên là cột mốc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, lúc này bé sẽ thay đổi khá nhiều về thể chất và tinh thần. Con sẽ bắt đầu tham gia các hoạt động ngoài trời và vận động trí não nhiều hơn. Vậy nên để trẻ phát triển toàn diện, ba mẹ cần xây dựng thực đơn đủ các nhóm dinh dưỡng quan trọng cho trẻ. Dinh dưỡng hàng ngày của trẻ 2 tuổi nên được xây dựng dựa trên các nhóm thực phẩm thuộc tháp dinh dưỡng.
Một loại thực phẩm dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt đến mấy nhưng nếu ăn quá nhiều cũng sẽ gây phản tác dụng, thậm chí là tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cho trẻ. Do đó mà bữa ăn hàng ngày của trẻ ba mẹ nên đa dạng nguồn thực phẩm, chế biến nhiều món mới lạ. Điều này sẽ giúp bé nạp đủ các dưỡng chất quan trọng và cũng giúp con ăn ngon miệng, có hứng thú với đồ ăn hơn.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên đã có thể xây dựng được thói quen ăn đủ bữa và ăn đúng giờ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, ba mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa chính mỗi ngày, xen kẽ các bữa chính là 1 – 2 bữa ăn nhẹ.
Thời gian lý tưởng nhất để cho trẻ ăn bữa phụ là lúc 9h sáng, 14h chiều và 21h tối. Bữa phụ có thể cho bé ăn các món ăn lành mạnh như bánh, trái cây, thạch, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Ba mẹ cũng nên xây dựng cho trẻ một lịch trình ăn uống nhất định. Việc cho trẻ ăn vào các khung giờ cố định sẽ khiến cơ thể tự nhận thức đến giờ ăn uống để vận động hệ tiêu hóa. Nhờ đó mà cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và việc tiêu hóa cũng trở nên trơn tru hơn.
Bánh kẹo ngọt, snacks, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ (gà rán, khoai tây chiên,…) là những thực phẩm vừa không chứa nhiều dinh dưỡng, vừa không tốt cho sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ.
Ăn nhiều các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến vị giác của trẻ, khiến con giảm hứng thú với đồ ăn ba mẹ chuẩn bị. Chưa kể ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ trẻ bị thừa cân, béo phì, không tốt cho sức khỏe của con. Thỉnh thoảng ba mẹ có thể cho con ăn các món này nhưng cần hạn chế, 2 – 3 tuần mới nên cho bé ăn một lần.
Xem thêm: Chế độ ăn giúp trẻ tăng cân với 5 món ăn giàu dinh dưỡng
Nếu ba mẹ gặp khó khăn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi nhà mình, hãy tham khảo một số mẫu thực đơn dưới đây nhé:
Thực đơn ngày 1 |
|
Thực đơn ngày 2 |
|
Thực đơn ngày 3 |
|
Thực đơn ngày 4 |
|
Thực đơn ngày 5 |
|
Thực đơn ngày 6 |
|
Thực đơn ngày 7 |
|
Trên đây, Kickfit Sports đã hướng dẫn ba mẹ cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi. Hy vọng với gợi ý thực đơn mẫu trên đây sẽ giúp ba mẹ không còn phải đau đầu trong việc xây dựng thực đơn và lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn hàng ngày của con. Đừng quên theo dõi Kickfit Sports để cập nhật thêm nhiều tips chăm sóc trẻ trong độ tuổi phát triển nhé.
Hành trình phát triển toàn diện của con không thể thiếu các hoạt động thể chất, thể dục thể thao. Kickfit Sports giới thiệu chương trình giáo dục Kickfit Kids – nơi các bạn nhỏ được rèn luyện võ thuật và phát triển toàn diện về thể chất, sức khỏe và tinh thần.
Ba mẹ quan tâm hãy liên hệ HOTLINE hoặc điền thông tin TẠI ĐÂY để đăng ký cho bé tập thử và tư vấn về chế độ dinh dưỡng!
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ võ thuật thế giới với sự nổi lên của nhiều võ sĩ MMA tài năng. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn TOP 5 võ sĩ MMA Việt Nam đang tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trên các đấu trường […]
Sân đấu MMA là một đấu trường đầy khốc liệt, nơi mà không chỉ kỹ năng võ thuật được phô diễn mà còn là cuộc chiến tâm lý đầy cam go. Trước khi bước vào lồng bát giác, các võ sĩ MMA phải đối mặt với những áp lực vô hình, từ sự kỳ vọng […]
Chấn thương là nỗi ám ảnh của mọi võ sĩ, đặc biệt là trong môn võ đối kháng như MMA. Để giảm thiểu rủi ro và duy trì đam mê, việc xây dựng một chương trình tập luyện toàn diện, bao gồm cả các bài tập phòng ngừa chấn thương là điều vô cùng quan […]
Các chị em phụ nữ đang tìm kiếm một môn thể thao vừa giúp rèn luyện sức khỏe, xây dựng vóc dáng, tăng cường sự tự tin lại, vừa giúp trang bị kỹ năng tự vệ? Lớp học MMA nữ tại Hoàng Mai của Kickfit Sports là lựa chọn hoàn hảo dành cho chị em. […]
Đăng Ký Tập Thử Miễn Phí