14 ngày miễn phí

Chấn thương dây chằng trong MMA: Cách điều trị và phòng ngừa

09/10/2024 - Tác giả: admin

Dây chằng có chức năng nối các xương với nhau tại các khớp và giúp cho các khớp hoạt động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, trong thi đấu MMA, võ sĩ phải sử dụng nhiều đến vai, khuỷu tay, đầu gối, cánh tay để tung ra các đòn đánh mạnh mẽ. Nếu thực hiện sai kỹ thuật hoặc sử dụng liên tiếp, dây chằng tại các khu vực này rất dễ bị tổn thương. Chính vì thế mà chấn thương dây chằng trong MMA là một thử thách đối với các võ sĩ!

Chấn thương dây chằng là gì?

Dây chằng là những dải mô dai và chắc chắn, có chức năng kết nối các xương lại với nhau tại các khớp. Chức năng của dây chằng là ổn định khớp, giúp khớp hoạt động linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo sự chắc chắn.

Chấn thương dây chằng xảy ra khi dây chằng bị kéo giãn quá mức hoặc bị đứt do một cú va chạm mạnh, một động tác đột ngột hoặc một lực tác động quá lớn lên khớp. Chấn thương dây chằng thường xuất hiện trong các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, võ thuật,…Tất nhiên với một môn thể thao đối kháng mạnh mẽ và có hệ thống tấn công đa dạng như MMA thì chấn thương dây chằng là khó tránh khỏi. 

Chấn thương dây chằng trong MMA

Chấn thương dây chằng xảy ra khi dây chằng bị kéo giãn quá mức hoặc bị đứt do một cú va chạm mạnh

Các vị trí thường xảy ra chấn thương dây chằng đó là:

  • Đầu gối: Dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL), dây chằng bên trong (MCL), dây chằng bên ngoài (LCL);
  • Cổ chân: Dây chằng ngoài, dây chằng trong;
  • Khớp vai: Dây chằng khớp vai;
  • Khớp cổ tay: Dây chằng cổ tay.

=> Xem thông tin chi tiết về bộ môn MMA tại: MMA là gì? Những điều cơ bản cần biết về MMA

Động tác có nguy cơ gây chấn thương dây chằng võ sĩ cần lưu ý

Chấn thương dây chằng có thể xuất phát từ chính bản thân võ sĩ và những đòn tấn công mạnh mẽ của đối thủ. Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương, võ sĩ MMA cần đặc biệt lưu ý đến một số động tác có nguy cơ gây chấn thương cao dây chằng đó là:

Đá, quét chân

Khi thực hiện các cú đá mạnh, quét chân, dây chằng ở cổ chân, đầu gối và hông có thể bị kéo căng quá mức hoặc rách. Đặc biệt, những cú đá vào phần bên ngoài hoặc bên trong của chân đối phương có thể gây tổn thương dây chằng bên ngoài hoặc bên trong của đầu gối.

Các loại chấn thương thường gặp do đá, quét chân sai kỹ thuật đó là bong gân, đứt dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng bên hông (MCL).

Chiến thuật tấn công trong MMA

Đá, quét chân có nguy cơ gây chấn thương dây chằng cao

Khóa khớp

Các động tác khóa khớp như khóa cánh tay, khóa chân, khóa cổ đều tạo áp lực lớn lên các khớp. Nếu võ sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật thì rất dễ gây tổn thương dây chằng.

Các loại chấn thương thường gặp do khóa khớp sai cách đó là bong gân, đứt dây chằng ở khu vực cổ tay, khuỷu tay, vai, hông, đầu gối và mắt cá chân.

Xoay người

Động tác xoay người đá lưng có thể gây chấn thương dây chằng đầu gối nếu không thực hiện đúng kỹ thuật hoặc bị đối thủ phản đòn. Trường hợp xoay người kết hợp tung các đòn bằng khuỷu tay có thể gây tổn thương dây chằng vai và khuỷu tay.

Cách di chuyển trong Kickboxing

Xoay người sai có thể dẫn đến chấn thương dây chằng

Đấm, thụ đòn

Mặc dù chủ yếu tác động lên cơ bắp và xương, nhưng các cú đấm, thụ đòn mạnh có thể gây ra chấn thương gián tiếp cho dây chằng. Ví dụ, một cú đấm vào đầu có thể khiến võ sĩ ngã và gây tổn thương dây chằng ở cổ tay, khuỷu tay hoặc vai.

Các loại chấn thương thường gặp do tác động của đấm, thụ đòn đó là: Bong gân, căng cơ, tổn thương khớp vai.

Ngoài việc thực hiện kỹ thuật không đúng, chấn thương dây chằng còn xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan sau:

  • Không khởi động kỹ trước khi tập luyện làm giảm độ dẻo dai của cơ bắp và dây chằng, tăng nguy cơ chấn thương;
  • Tập luyện quá sức hoặc quá thường xuyên có thể khiến dây chằng bị mỏi và dễ bị tổn thương;
  • Không sử dụng hoặc sử dụng sai cách các thiết bị bảo hộ như băng bảo vệ khớp, giày bảo hộ có thể làm tăng nguy cơ chấn thương.

=> Xem thêm về các chấn thương phổ biến trong MMA tại: Các loại chấn thương phổ biến trong MMA

Chấn thương dây chằng trong MMA thường gặp

Các loại chấn thương dây chằng trong MMA các võ sĩ thường phải đối mặt đó là:

Bong gân

Đây là loại chấn thương phổ biến nhất, xảy ra khi dây chằng bị kéo giãn quá mức nhưng chưa bị đứt hoàn toàn. Bong gân thường xảy ra ở các khớp như cổ chân, đầu gối, khuỷu tay và vai.

Nguyên nhân: Do các động tác đột ngột, thay đổi hướng đột ngột hoặc lực tác động mạnh lên khớp. 

Triệu chứng: Đau, sưng, bầm tím, hạn chế vận động.

Đứt dây chằng

Đây là loại chấn thương nghiêm trọng hơn, xảy ra khi dây chằng bị đứt hoàn toàn. Đứt dây chằng thường dẫn đến mất ổn định khớp và khó khăn trong việc di chuyển.

Chấn thương dây chằng trong MMA

Đứt dây chằng là chấn thương nghiêm trọng và cần thời gian dài để phục hồi

Nguyên nhân: Do chấn thương nghiêm trọng như té ngã, va chạm mạnh hoặc lực xoắn quá lớn.

Triệu chứng: Đau dữ dội, sưng nề, khớp lỏng lẻo, không thể chịu lực.

Viêm dây chằng

Viêm dây chằng xảy ra khi dây chằng bị viêm do quá tải hoặc chấn thương lặp đi lặp lại. Một cú va chạm mạnh, té ngã hoặc xoay khớp đột ngột cũng có thể gây viêm dây chằng.

Nguyên nhân: Tập luyện quá sức, kỹ thuật sai, hoặc các bệnh lý nền.

Triệu chứng: Đau nhức âm ỉ, sưng nhẹ, cứng khớp.

THAM KHẢO NGAY THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ KHOÁ HỌC MMA TẠI ĐÂY!

Các phương pháp điều trị chấn thương dây chằng

Nếu chấn thương dây chằng ở mức nhẹ, chỉ giãn và sưng đau thì võ sĩ chỉ cần nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu là chấn thương nặng, đặc biệt bị đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng thì bắt buộc phải đi khám và điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.

Đối với chấn thương dây chằng nhẹ, võ sĩ sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn như sau:

  • Nghỉ ngơi: Khi đang bị chấn thương, võ sĩ không nên cố di chuyển hay vận động mạnh vùng bị tổn thương, nên dành thời gian nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi;
  • Chườm lạnh: Chườm đá lạnh lên vùng tổn thương từ 20 – 30 phút, cứ cách 3 – 4 giờ chườm một lần để giảm sưng đau khớp; 
  • Băng ép: Đứt dây chằng sẽ khiến khớp bị lỏng lẻo do mỗi dây chằng đều có vai trò quan trọng giữ ổn định các xương. Mang băng ép sẽ giúp cố định khớp và giảm sưng;
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Bác sĩ có thể kê thuốc để giúp võ sĩ giảm đau và viêm.
Chấn thương dây chằng trong MMA

Khi bị chấn thương võ sĩ cần nghỉ ngơi cho đến khi phục hồi hoàn toàn

Đối với trường hợp tổn thương dây chằng nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để sửa chữa dây chằng bị đứt hoặc thay thế bằng một phần gân khác. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp đứt dây chằng hoàn toàn, tổn thương sụn khớp nghiêm trọng hoặc các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả.

=> Xem thêm các địa chỉ tập MMA ở Hà Nội tại: Mách bạn địa chỉ tập MMA ở Hà Nội có HLV chất lượng

Cách phòng ngừa chấn thương dây chằng trong MMA

Chấn thương dây chằng là một nỗi ám ảnh của nhiều võ sĩ MMA. Không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn làm gián đoạn quá trình tập luyện và thi đấu của võ sĩ. Để bảo vệ bản thân và duy trì sự nghiệp, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ chấn thương dây chằng trong MMA:

  • Trước khi tập luyện, hãy dành 5 – 10 phút để khởi động cơ thể. Các bài tập khởi động nhẹ nhàng như xoay khớp, chạy chậm, nhảy tại chỗ sẽ giúp làm ấm cơ bắp và khớp, tăng cường lưu thông máu và giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Đặc biệt chú ý đến các nhóm cơ liên quan đến các động tác trong MMA như chân, hông, lưng và vai;
  • Đảm bảo tập luyện đúng các động tác kỹ thuật để phân tán lực tác động đều lên các khớp, giảm áp lực lên dây chằng;
  • Bổ sung thêm các bài tập sức mạnh cơ bắp như squat, deadlift, lunges,…giúp ổn định khớp và giảm áp lực lên dây chằng;
  • Có kế hoạch tập luyện hợp lý, tránh tập luyện quá sức gây áp lực lên dây chằng;
  • Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ như băng bảo vệ khớp, giày bảo hộ để hạn chế chấn thương khi nhận các cú đánh từ đối phương. 

Có thể thấy, chấn thương dây chằng trong MMA gây ra sự đau đớn và bất tiện cho võ sĩ, nếu bị nặng võ sĩ có thể phải dừng thi đấu để phục hồi. Vậy nên, võ sĩ luôn phải chủ động phòng ngừa chấn thương để đảm bảo an toàn cho bản thân và không làm ảnh hưởng đến sự nghiệp thi đấu. 

Bạn đang có nhu cầu tập MMA để rèn luyện sức khỏe, trở thành võ sĩ hay huấn luyện viên mà chưa biết bắt đầu như thế nào? Hãy liên hệ Kickfit Sports theo HOTLINE hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để nhận tư vấn chi tiết nhé!

Tag:

Bài viết tương tự

Hướng dẫn cách chọn bao cát tập MMA chi tiết nhất
Hướng dẫn cách chọn bao cát tập MMA chi tiết nhất

Bao cát tập MMA là một trong những dụng cụ thiết yếu giúp người tập cải thiện kỹ năng, sức mạnh và tốc độ. Việc chọn đúng bao cát không chỉ giúp nâng cao hiệu quả tập luyện mà còn bảo vệ cơ thể khỏi chấn thương. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết […]

12/11/2024 63 Lượt
Bật mí thực đơn hàng ngày cho người tập MMA
Bật mí thực đơn hàng ngày cho người tập MMA

Để phát triển cơ bắp và duy trì thể lực khi tập luyện MMA, thì việc có một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cân bằng là điều không thể thiếu. Thực đơn hàng ngày cho người tập MMA cần đảm bảo cung cấp đủ protein, carbohydrate, chất béo lành mạnh, cùng với các loại […]

12/11/2024 24 Lượt
Top 7 loại nước uống cho người tập MMA
Top 7 loại nước uống cho người tập MMA

Cung cấp đủ nước là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức bền và hiệu suất tập luyện cho các võ sĩ MMA. Việc lựa chọn đúng loại nước uống sẽ giúp người tập tăng cường năng lượng, phục hồi nhanh chóng và tránh các tình trạng mất nước. Bài viết này sẽ giới […]

12/11/2024 31 Lượt
Danh sách 12 dụng cụ tập MMA trẻ em
Danh sách 12 dụng cụ tập MMA trẻ em

Khi trẻ em bắt đầu tham gia tập luyện MMA, việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và hỗ trợ quá trình học tập hiệu quả. Dưới đây là danh sách 12 dụng cụ tập MMA trẻ em, giúp bảo vệ trẻ khỏi chấn thương […]

12/11/2024 27 Lượt

Đăng Ký Tập Thử Miễn Phí


Đăng ký gói tập
Kickfit Sports cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    zalo
    ĐĂNG KÝ NGAY 0936423964