14 ngày miễn phí

Tác hại của đi bộ sai cách: Dừng lại ngay trước khi quá muộn!

18/07/2024 - Tác giả: Nguyễn My

Đi bộ là bài tập thể dục ưa thích của nhiều người, giúp rèn luyện sức khỏe và cải thiện sức bền hiệu quả. Tuy nhiên, đi bộ sai cách có thể để lại những tác hại khôn lường. Hãy cùng tìm hiểu tác hại của đi bộ sai cách và 6 sai lầm cần tránh khi đi bộ trong bài viết dưới đây của Kickfit Sports!

6 sai lầm cần tránh khi đi bộ

Nhiều người cho rằng đi bộ là bài tập đơn giản, ai cũng làm được. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đi bộ đúng cách. Tác hại của đi bộ có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu như bạn thực hiện đi bộ sai cách trong thời gian dài. Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến mà bạn cần tránh khi đi bộ:

Sải bước quá dài

Những người mới thực hiện đi bộ thể dục sẽ dễ mắc các lỗi kỹ thuật như sải bước quá dài. Sải bước quá dài dễ dẫn tới tình trạng căng cơ, mất thăng bằng và mất sức, hụt hơi khi thực hiện bài tập.

Hãy điều chỉnh bước chân mình sao cho cảm thấy thoải mái và tự nhiên nhất. Đừng cố gắng đi quá nhanh hoặc tăng quãng đường trong một buổi bởi bài tập sẽ không hiệu quả nếu như bạn thực hiện động tác sai.

Vung tay sai tư thế

Vung tay sai cách có thể gây ra những tác hại của đi bộ mà bạn không ngờ tới. Việc vung tay khi đi bộ là phản xạ tự nhiên của con người khi di chuyển. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng đi nhanh sẽ dẫn tới vung tay quá cao hoặc tay duỗi thẳng khi vung, dẫn tới mất nhiều sức hơn khi di chuyển. Lời khuyên là bạn nên gập nhẹ khuỷu tay và vung tay ngược chiều với chân khi đi bộ.

vung-tay-sai-tu-the

Vung tay sai tư thế

Đi bộ quá nhanh 

Một sai lầm thường gặp của những người tập thể dục đi bộ là đi bộ quá nhanh. Có thể do quãng đường mục tiêu quá dài hoặc độ rộng sải chân không hợp lý dẫn tới việc bạn thực hiện đi bộ quá nhanh.

Đi bộ quá nhanh và thiếu kỹ thuật chuẩn có thể dẫn tới việc nhanh cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi, nhịp tim nhanh, nghiêm trọng hơn nữa có thể dẫn tới các chấn thương không mong muốn.

di-bo-qua-nhanh

Đi bộ quá nhanh

Tập luyện quá sức 

Nhiều người đặt mục tiêu đốt cháy mỡ thừa và giảm cân bằng đi bộ, nên đã cố gắng đi bộ thật nhiều từ những buổi tập đầu tiên. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm mà bạn cần tránh.

Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên thực hiện tăng quãng đường và cường độ tập luyện dần dần. Thời gian đầu có thể chỉ cần 2 – 3 buổi một tuần, sau có thể tăng lên 4 – 5 buổi/ tuần. Điều quan trọng là đảm bảo mình thực hiện đi bộ đúng cách trong thời gian đầu để hình thành thói quen tốt khi đi bộ. 

Nếu bạn tập quãng đường dài hoặc cố gắng đi thật nhanh từ những buổi tập đầu tiên thì sẽ tiềm ẩn nhiều tác hại của đi bộ sai cách như bong gân, chuột rút, căng cơ, mỏi cơ,…

Không uống đủ nước

Nước khoáng có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dinh dưỡng và cung cấp nguồn khoáng chất tự nhiên có lợi cho cơ thể. Quá trình tập thể dục đi bộ sẽ khiến cơ thể mất nhiều nước. Hãy chuẩn bị một chai nước nhỏ mang theo người và uống những ngụm nhỏ khi cảm thấy khát nước.

Khi kết thúc bài tập thể dục đi bộ bạn cũng nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Hạn chế uống các thức uống chứa nhiều caffein bởi chúng sẽ khiến bạn cảm thấy khát nước hơn. Lựa chọn hoàn hảo nhất cho bạn là nước lọc hoặc nước điện giải.

khong-uong-du-nuoc

Không uống đủ nước

Chọn sai loại giày khi đi bộ 

Có rất nhiều loại giày thể thao tuy nhiên không phải giày nào cũng phù hợp cho việc đi bộ. Lựa chọn sai loại giày có thể khiến bạn gặp tình trạng sưng chân, rát chân hoặc xước chân sau buổi tập. Dưới đây là một số lưu ý để bạn chọn giày đi bộ phù hợp:

  • Chọn giày có kích cỡ vừa chân, không quá rộng hoặc quá chật;
  • Giày đi bộ nên có phần đệm hỗ trợ ở phía dưới, giúp bạn bước đi nhẹ nhàng hơn;
  • Không nên chọn giày đế cứng để đi bộ;
  • Giày đi bộ nên có trọng lượng nhẹ;
  • Lựa chọn giày có lớp vải thoáng khí.
chon-sai-loai-giay-khi-di-bo

Chọn sai loại giày khi đi bộ

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết tập thể dục đi bộ đúng cách!

Tác hại của đi bộ sai cách tới sức khỏe 

Đi bộ sai cách có thể dẫn tới những ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý người tập. Dưới đây là những tác hại của đi bộ sai cách mà bạn có thể gặp phải:

tac-hai-cua-di-bo-sai-cach-toi-suc-khoe

Tác hại của đi bộ sai cách tới sức khỏe

Nhịp tim tăng cao

Nhịp tim tăng cao có thể là hậu quả của việc tập luyện quá sức hoặc đi bộ sai tư thế. Nhịp tim tăng cao sẽ dẫn tới các triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu,…Khi bạn cảm thấy tim đập nhanh hơn bình thường thì hãy dừng lại và nghỉ ngơi thư giãn một chút.

Cơ bắp căng cứng, đau nhức 

Một trong những tác hại của đi bộ phổ biến là tình trạng căng cơ và đau nhức xương khớp. Lý do thường bởi kỹ thuật đi bộ sai cách hoặc đi bộ quá sức. Thay vì cố gắng đi thật nhiều trong một buổi, hãy chia nhỏ thời gian tập trong 3 – 4 buổi trong tuần. Ngoài ra cần tập trung để đảm bảo mình thực hiện đúng kỹ thuật khi đi bộ.

Nếu bạn cảm thấy cơ bắp đau nhức không giảm và có dấu hiệu chấn thương thì hãy đi khám ngay tại các cơ sở y tế.

co-bap-cang-cung-dau-nhuc

Cơ bắp căng cứng, đau nhức

Cơ thể mệt mỏi, cáu gắt

Sau khi tập luyện thể thao thì cơ thể mệt mỏi là điều bình thường do cơ thể đang cần tái tạo lại các mô cơ và hồi phục lại năng lượng. Thời gian hồi phục của cơ thể sẽ mất từ 20-50 phút tùy mỗi người. Tuy nhiên nếu như bạn cảm thấy chân tay yếu mỏi, tâm trạng cáu gắt hoặc mỏi mệt lâu dài không dứt thì rất có khả năng đó là tác hại của đi bộ sai cách.

Giảm hiệu suất khi đi bộ

Một trong những tác hại của đi bộ sai kỹ thuật là giảm hiệu suất của bài tập. Khi bạn mắc các lỗi như bước quá rộng hoặc vung tay sai cách thì cơ thể sẽ khó có thể di chuyển một cách tự nhiên được. Điều này dẫn tới giảm tốc độ đi bộ và người tập nhanh cảm thấy mệt mỏi hơn. 

Nguy cơ chấn thương

Nguy cơ chấn thương là một trong những tác hại của đi bộ sai cách. Đi bộ sai kỹ thuật có thể khiến cơ hoạt động quá sức, dẫn tới căng cơ, chuột rút, lâu dài có thể dẫn tới rách cơ và tổn thương mô mềm, gây ra tình trạng viêm cơ. Đi bộ không đúng cách còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp, tăng nguy cơ mắc chấn thương đối với những người có bệnh lý nền về xương khớp.

Lưu ý khi đi bộ để đạt hiệu quả tốt nhất

luu-y-khi-di-bo-de-dat-hieu-qua-tot-nhat

Lưu ý khi đi bộ để đạt hiệu quả tốt nhất

Đi bộ đúng cách không chỉ là hoạt động rèn luyện sức khỏe lành mạnh mà còn có nhiều tác động tích cực tới sức khỏe tinh thần như giải tỏa căng thẳng và lo âu. Bên cạnh việc hạn chế mắc phải các sai lầm ở trên, bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây khi thực hiện đi bộ thể dục:

  • Nên áp dụng lối sống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh như: Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, không thức khuya, không bỏ bữa sáng, ăn uống điều độ,…;
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Cần đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng các dưỡng chất cần thiết, giúp cơ thể có đủ năng lượng để thực hiện bài tập;
  • Nên khởi động cơ thể trước khi đi bộ từ 5 – 10 phút;
  • Không nên đi bộ ngay sau khi ăn xong bởi vì dễ dẫn tới các bệnh dạ dày, tim mạch, tiêu hóa,…;
  • Không vừa đi bộ vừa nói chuyện hoặc vừa đi bộ vừa nhìn điện thoại;
  • Không nên nghỉ quá lâu hoặc nghỉ quá nhiều lần trong một buổi tập.

Xem thêm: 20+ tác dụng của đi bộ 30 phút mỗi ngày!

Giải đáp thắc mắc liên quan tới đi bộ

Nhiều nghiên cứu cho rằng đi bộ có thể kéo dài tuổi thọ. Rõ ràng đi bộ đúng cách là rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nên đi bộ bao nhiêu một ngày? Những trường hợp nào không nên đi bộ? Dưới đây chính là câu trả lời bạn tìm kiếm.

Đi bộ 1 ngày bao nhiêu là tốt?

Đi bộ ít nhất 30 – 45 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải sẽ cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm lượng đường trong máu, tốt cho sức khỏe xương khớp và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Hãy thực hiện đi bộ ít nhất 3 – 4 lần trong tuần.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi người nên thực hiện đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, tương đương với 8km.

Đi bộ hằng ngày có sao không?

Nhiều người băn khoăn có nên đi bộ vào tất cả các ngày không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể đi bộ hằng ngày, tuy nhiên điều này không được các chuyên gia khuyến khích bởi dễ gây ra sự nhàm chán và giảm hứng thú tập luyện.

Nếu bạn hướng tới mục tiêu đốt cháy mỡ thừa và giảm cân thì nên kết hợp xen kẽ đi bộ với các bài tập Gym Fitness khác. Nếu bạn muốn đi bộ giải trí thì nên kết hợp với các hoạt động khác như bơi lội, tập võ,…

di-bo-hang-ngay-co-sao-khong

Đi bộ hằng ngày có sao không?

Bị bệnh gì thì không nên đi bộ?

Đi bộ là bài tập thể dục cường độ vừa phải và phù hợp với mọi người. Tuy nhiên, những người mắc các bệnh dưới đây nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện hình thức thể dục này:

  • Người mắc bệnh tim mạch, bệnh hô hấp;
  • Người mắc bệnh thoát bị đĩa đệm;
  • Người mắc bệnh thoái hóa xương khớp, viêm khớp;
  • Người gặp chấn thương cơ xương.

Đi bộ có to chân không?

Đi bộ có thể đốt cháy mỡ thừa hiệu quả, nhưng liệu đi bộ có làm chân to ra không? 

Tập thể dục đi bộ sử dụng nhiều các nhóm cơ ở chân và đùi, đặc biệt là cơ tứ đầu ở đùi và cơ gân kheo. Khi bạn đi bộ thời gian dài thì các cơ này sẽ phải triển và tăng kích thước theo thời gian. Sự phát triển này sẽ thay đổi dựa trên các yếu tố như cường độ đi bộ, cân nặng hiện tại, yếu tố di truyền hoặc chế độ dinh dưỡng.

Đi bộ thường xuyên có thể tăng khối lượng cơ ở đùi, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc là chân to ra. Kích thước tăng thêm ở đùi chính là phần cơ bắp khỏe mạnh chứ không phải là mỡ thừa nên bạn không phải lo lắng về điều này.

Như vậy, bài viết trên của Kickfit Sports đã làm rõ những tác hại của đi bộ sai cách cũng như mang tới những lưu ý cho ai đang muốn tập thể dục đi bộ để rèn luyện sức khỏe. Hãy kết hợp đi bộ với các bài tập khác như đạp xe, bơi lội, Gym Fitness,…để tăng hiệu quả bài tập. Hiện nay, Kickfit Sports có ưu đãi hấp dẫn các bộ môn Kickfit, Kickboxing, MMA, bơi lội,…tại hệ thống 12 cơ sở trên khắp Hà Nội. Đừng bỏ lỡ cơ hội mà hãy để lại thông tin TẠI ĐÂY hoặc liên hệ HOTLINE để nhận các ưu đãi này!

Tag:

Bài viết tương tự

Giá học võ tự vệ lớp nhóm lịch linh hoạt
Giá học võ tự vệ tại Hà Nội theo lớp nhóm và tập 1-1

Hà Nội có rất nhiều lớp võ tự vệ với nhiều mức giá khác nhau. Giá học võ tự vệ theo lớp nhóm là bao nhiêu? Giá học võ tự vệ 1-1 với PT là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của Kickfit Sports sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về chi […]

18/09/2024 12 Lượt
Thế võ tự vệ Aikido khi bị ôm ngang vai: Bước 2
5 kỹ thuật võ tự vệ Aikido thực chiến đường phố hiệu quả

Là một trong những môn võ có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản, võ tự vệ Aikido được đánh giá là một trong những môn võ có tính thực chiến và hiệu quả nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu những thế võ tự vệ Aikido cơ bản, có thể sử dụng cho các tình […]

18/09/2024 17 Lượt
Chiến thuật tự vệ cho nữ giới
Các thế võ tự vệ cho nữ và 5 lưu ý để đảm bảo an toàn cho chị em

Phụ nữ chính là một trong những đối tượng dễ bị tấn công nhất. Theo một nghiên cứu trên 1000 phụ nữ, có tới 81% đã từng gặp phải các tình huống tấn công nguy hiểm. Các thế võ tự vệ cho nữ dưới đây sẽ giúp các bạn gái biết cách tự bảo vệ […]

18/09/2024 15 Lượt
Cách lựa chọn đích đấm MMA phù hợp
Đích đấm MMA: Phân loại, lợi ích và cách lựa chọn

Đích đấm MMA là dụng cụ tập MMA cơ bản. Đích đấm MMA có mấy loại? Vì sao cần dùng đích đấm? Cách lựa chọn và sử dụng đích đấm tập MMA như thế nào? Bài viết sau của Kickfit Sports sẽ giải đáp các thắc mắc trên của bạn đọc! Đích đấm MMA là […]

17/09/2024 19 Lượt

Đăng Ký Tập Thử Miễn Phí


Đăng ký gói tập
( Kickfit Sports cam kết bảo mật thông tin khách hàng )

    zalo
    ĐĂNG KÝ NGAY 0936423964